paracetamol tab 650mg b/10 x 10's boston (893100226524)Hết hàng, đặt đơn chờ
Thành phần hoạt chất chính:
Paracetamol | 650 mg |
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG
Liều dùng
Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên (cân nặng trên 50 kg):
Liều dùng: 1/2 - 1 viên/ngày (325 – 650 mg/ngày), mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 3 g/24 giờ.
Tránh dùng paracetamol liều cao trong thời gian dài vì tăng nguy cơ tổn thương gan.
Bệnh nhân suy thận
Trong trường hợp suy thận, giảm ½ liều.
Tùy theo mức lọc cầu thận, liều dùng được điều chỉnh theo bảng dưới:
Mức lọc cầu thận | Liều dùng |
---|---|
10 – 50 ml/phút | 500 mg mỗi 6 giờ |
< 10 ml/phút | 500 mg mỗi 8 giờ |
Do liều dùng không phù hợp nên sử dụng dạng bào chế khác có hàm lượng phù hợp với nhóm bệnh nhân này.
Bệnh nhân suy gan
Trong trường hợp suy gan, liều tối đa 2 g/24 giờ và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc phải cách nhau ít nhất 8 giờ (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc)
Trẻ em
Liều dùng căn cứ trên trọng lượng cơ thể. Tuổi của trẻ em dựa vào cân nặng để đưa ra thông tin.
Liều khuyến cáo mỗi ngày của paracetamol là 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần/ngày hay 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ.
Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc phải cách nhau ít nhất 4 giờ, không được vượt quá 5 viên/ngày.
Trọng lượng cơ thể | Liều mỗi lần | Khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc | Liều tối đa mỗi ngày |
---|---|---|---|
22 kg đến 33 kg (Trẻ em từ 6 đến 9 tuổi) | 1/2 viên (325 mg) | 4 – 6 giờ | 2/3 viên (1300 – 1900 mg) |
33 kg đến 43 kg (Trẻ em từ 10 tuổi trở lên) | 1/2 viên (325 mg) | 4 giờ | 3 – 4 viên (1950 - 2600 mg) |
1 viên (650 mg) | 6 giờ | ||
Trên 43 kg (Trẻ em 13 tuổi trở lên) | 1 viên (650 mg) | 4 – 6 giờ | 4 viên (2600 mg) |
Cách dùng
Dùng bằng đường uống, uống nguyên viên hoặc chia nhỏ thuốc với một cốc nước đầy.
Khi dùng đồng thời, thức ăn làm giảm nhu động và thời gian vận chuyển qua đường tiêu hóa, làm tăng thời gian hấp thu paracetamol. Để giảm đau nhanh, nên dùng thuốc không cùng với bữa ăn đặc biệt là những thức ăn chứa carbohydrat.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân quá mẫn với paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các phản ứng phụ nghiêm trọng trên da, mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Stevens - Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP) với các triệu chứng được mô tả như sau:
Hội chứng Stevens- Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Stevens-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.
Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
- Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;
- Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
- Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;
- Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan...tỷ lệ tử vong cao 15 – 30%.
Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
Thận trọng khi dùng paracetamol, tránh điều trị kéo dài ở bệnh nhân thiếu máu, bệnh tim hoặc phổi, rối loạn chức năng gan, thận nặng (có thể sử dụng không thường xuyên nhưng điều trị liều cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên thận).
Uống nhiều rượu và sử dụng paracetamol trong thời gian dài có thể gây tăng độc tính trên gan vì vậy nên tránh uống rượu.
Những người nghiện rượu mãn tính, không nên dùng quá 2 g paracetamol/ngày.
Thận trọng khi dùng paracetamol cho bệnh nhân suy dinh dưỡng mạn tính hoặc mất nước.
Đã có báo cáo về phản ứng co thắt phế quản nhẹ ở những bệnh nhân hen suyễn nhạy cảm với acid acetylsalicylic, cần thận trọng khi dùng paracetamol ở những bệnh nhân này. Mặc dù chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân nhưng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng trong một số trường hợp đặc biệt là khi dùng liều cao.
Sử dụng đồng thời paracetamol với các thuốc chống co giật sẽ làm tăng khả năng gây độc cho gan và giảm sinh khả dụng của paracetamol, đặc biệt khi điều trị với liều cao, do đó nên hạn chế dùng paracetamol khi đang điều trị với các thuốc này.
Thận trọng khi dùng đồng thời paracetamol với flucloxacillin do tăng nguy cơ nhiễm toan với khoảng trống anion cao (HAGMA), đặc biệt ở bệnh nhân suy thận nặng, nhiễm trùng máu, suy dinh dưỡng và các nguyên nhân khác gây thiếu hụt glutathion (như nghiện rượu mãn tính), người sử dụng liều paracetamol tối đa hàng ngày. Cần theo dõi chặt chẽ, bao gồm đo 5-oxoprolin trong nước tiểu.
Không nên sử dụng thuốc với các chế phẩm khác có chứa paracetamol, như thuốc trị cảm cúm. Nếu dùng một loại thuốc khác chứa paracetamol, không dùng quá 3 g/ngày, tính theo hàm lượng của tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng.
Sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm có chứa paracetamol có thể gây ngộ độc (xem mục Quá liều và xử trí).
Đã có báo cáo về trường hợp gây độc cho gan với liều dưới 4 g/ngày.
Các độc tính liên quan đến paracetamol được tạo ra khi dùng một lần hoặc nhiều lần vượt quá liều quy định.
Xét nghiệm lâm sàng: Paracetamol có thể làm thay đổi giá trị của phép phân tích xác định acid uric và glucose.
Trẻ em: Không nên dùng paracetamol cho trẻ em dưới 6 tuổi (cân nặng < 22 kg). Nên sử dụng chế phẩm khác phù hợp hơn.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Bảo quản nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.