phone
Your Cart
0.00đ
My cart(0 items in cart)
Subtotal
0.00đ
Your Cart
0.00đ
My cart(0 items in cart)
Subtotal
0.00đ
My cart(0 items in cart)
Subtotal
0.00đ
logo
phone
Hotline
Sign In
logo
levpiram tab 500mg b/5 x 10's danapha (893110264723)
 
  • Packing:  
    Hộp
    Vỉ
    Viên
  • Code
    DANAPHALevpiram500H50v(264723)
  • Category

    Thần kinh

  • Register Number

    893110264723

1 Thành phần

Mỗi viên thuốc Levpiram 500mg có chứa: 

           Levetiracetam:................500mg. 

          Tá dược: vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: viên nén bao phim.

2 Tác dụng và chỉ định của thuốc Levpiram 500mg 

2.1 Tác dụng của thuốc Levpiram 500mg

2.1.1 Dược lực học

Cơ chế chính xác về hoạt động chống động kinh của levetiracetam chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Kết quả của các thử nghiêm in vitro và in vivo cho thấy, levetiracetam ức chế chọn lọc các cơn động kinh nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt đọng của hệ nơron thần kinh nhạy cảm, không thể hiện tương tác gắn đối với các thụ thể của GABA, benzodiazepine, glycine hay N-methyl-D-aspartate. 

Các phân tử levetiracetam thấm dễ dàng vào não, ngăn ngừa  động kinh do nguyên nhân từ sốc điện, các tác nhân gây co giật hóa học như các chất ức chế tổng hợp dẫn truyền thần kinh GABAergic, chẹn kênh glycin và ức chế một phần kênh calci loại N ở túi synap SV2A, tạo ra tương tác giữa levetiracetam với protein SV2A. có thể là 1 yếu tố chống động kinh của levetiracetam. 

Dược lực học

Sau khi dùng đường uống, viên nén Levpiram (levetiracetam) được hệ tiêu hóa hấp thu nhanh chóng, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh sau khi uống 1 giờ. Sự có mặt của thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của levetiracetam nhưng làm giảm Cmax đi 20% và kéo dài  thời gian đạt đỉnh lên đến 1,5 giờ. 

Phân bố: Levetiracetam có ái lực gắn kết với protein huyết tương rất thấp, dưới 10% tổng số phân tử. 

Chuyển hóa: Tại gan, các enzym thủy phân nhóm acetamide chịu trách nhiệm chuyển hóa levetiracetam, sản phẩm cuối tạo thành là các chất chuyển hóa của acid carboxylic. Quá trình trân hầu như không bị ảnh hưởng bởi hệ cytochrom P450. 

Thải trừ: Nửa đời thanh thải của levetiracetam trong cơ thể là khoảng 6-8 giờ, không thay đổi khi tăng/ giảm liều dùng nhưng bị ảnh hưởng bới chức năng thận của bệnh nhân. Khoảng 66% liều ban đầu bị đào thải ở thận dưới dạng hoạt chất không đổi. 

2.2 Chỉ định của thuốc Levpiram 500mg

2.2.1 Đơn trị liệu

Sử dụng đơn độc để điều trị cơn động kinh khởi phát cục bộ có/ không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở người từ 16 tuổi trở lên. 

2.2.2 Liệu pháp kết hợp

Levetiracetam có thể kết hợp với các thuốc khác để dùng trong các trường hợp: 

Người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị động kinh khởi phát cục bộ có/ không có cơn toàn thể hóa thứ phát. 

Bệnh động kinh rung giật cơ ở người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên. 

Triệu chứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể tự phát. 

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Keppra 250mg - điều trị động kinh

3 Liều dùng và cách dùng của thuốc Levpiram 500mg 

3.1 Liều dùng của thuốc Levpiram 500mg

3.1.1 Đơn trị liệu 

Liều khởi đầu: 1/ 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày.

Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân. Tăng liều thêm mỗi 1/2 viên/ ngày, tối đa có thể dùng tới liều 3 viên/ ngày. Khoảng cách giữa 2 lần tăng liều không dưới 2 tuần.

3.1.2 Điều trị kết hợp 

Liều khởi đầu và liều tối đa của bệnh nhân theo nhóm tuổi được trình bày trong bảng dưới đây:

Đối tượng

Liều khởi đầu

Liều tối đa

Người lớn và vị thành niên (12-17 tuổi) 

1 viên/ lần x 2 lần/ ngày

 3 viên/ lần x 2 lần/ ngày

Trẻ em và trẻ vị thành niên (4-17 tuổi)

 

Cân nặng < 50kg

 1 viên/ 2 lần/ ngày 

 3 viên/ 2 lần/ ngày

Cân nặng > 50kg

1 viên/ lần x 2 lần/ ngày

 3 viên/ lần x 2 lần/ ngày

Trẻ dưới 4 tuổi

Không có chỉ định

Người già (trên 65 tuổi)

Điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin như bệnh nhân suy thận 

Bệnh nhân suy thận: 

Điều chỉnh liều dựa theo độ thanh thải creatinin (CICr) mL/phút, cụ thể:

Nhóm

Độ thanh thải creatinin 

(mL/phút)

Liều dùng
Bình thường>80    1 - 3 viên 2 lần mỗi ngày
Nhẹ50 - 79   1 - 2 viên 2 lần mỗi ngày
Trung bình30 - 49    0.5 -1.5 viên 2 lần mỗi ngày
Nặng< 30   0.5 - 1 viên 2 lần mỗi ngày
Suy thận giai đoạn cuối có thẩm phân máu 

Liều tấn công: 1,5 viên cho ngày đầu tiên điều trị.

Liều bổ sung: 0.5 - 1 viên/ lần/ ngày sau thẩm phân 

Bệnh nhân suy gan: Không cần giảm liều khi chỉ định cho bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến trung bình. 

3.2 Cách dùng thuốc Levpiram 500mg

Thuốc Levpiram 500mg dùng đường uống, cùng với một lượng đủ nước, trong/ sau bữa ăn hàng ngày.

Chia đều liều mỗi ngày trong 2 lần uống. Với những trường hợp liều 0.5 viên, 1.5 viên trong 1 lần, có thể sử dụng các thuốc thành phẩm khác có hàm lượng phù hợp.

Xử trí quên liều: Uống thuốc ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp đã quá thời điểm uống thuốc trên 2 giờ, bỏ qua và uống liều tiếp theo bình thường. 

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc Levpiram cho người bị:

Mẫn cảm với Levetiracetam.

Có tiền sử dị ứng với các dẫn chất khác của pyrrolidone hoặc các thành phần khác của thuốc. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin của thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Levetral 500mg Davipham điều trị động kinh cục bộ

5 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Bảng tổng hợp tác dụng phụ của thuốc Levpiram 500mg theo tần suất xảy ra: 

Tần suất 

 Tác dụng phụ không mong muốn (ADR

Rất thường xuyên

 Rối loạn chung: suy nhược, mệt mỏi. 

 Rối loạn hệ thần kinh: buồn ngủ 

 Thường xuyên

Rối loạn hệ thần kinh: mất trí nhớ, mất điều hòa, co giật, choáng váng, đau đầu, run, rối loạn thăng bằng, rối loạn tập trung, suy giảm trí nhớ. 

Rối loạn tâm thần: kích động, trầm cảm, không ổn định tình cảm, hành vi thù địch, mất ngủ, sợ hãi, rối loạn tính cách, suy nghĩ không bình thường. 

Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn. 

Rối loạn về gan mật: suy gan, viêm gan, bất thường trong thử nghiệm chức năng gan. 

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: chán ăn, tăng cân. Nguy cơ chán ăn tăng cao hơn khi dùng phối hợp levetiracetam với topiramat. 

Rối loạn về tai và tiền đình: choáng váng. 

Rối loạn mắt: song thị, mờ mắt. 

Rối loạn về cơ xương và mô liên kết: đau cơ. 

Chấn thương, nhiễm độc và các biến chứng do thủ thuật: chấn thương do tai nạn. 

Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: nhiễm khuẩn, viêm mũi họng. 

Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: ho nhiều. 

Rối loạn máu và hệ lympho: giảm tiểu cầu. 

Chưa biết 

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn bộ huyết cầu (với ức chế tủy xương xác định được trong một số trường hợp). 

Rối loạn tâm thần: hành vi bất thường, giận dữ, lo lắng, bối rối, ảo giác, rối loạn tâm thần, tự tử, tìm cách tự tử và có ý muốn tự tử. 

Rối loạn thần kinh: có cảm giác bất thường. 

Rối loạn trên da và mô dưới da: rụng tóc, trong một số trường hợp quan sát thấy hồi phục khi ngưng dùng levetiracetam. 

Rối loạn tiêu hóa: viêm tuy. 

Rối loạn gan mật: viêm gan, suy gan. 

6 Tương tác

Levetiracetam ở liều chỉ định hàng ngày không ghi nhận có xảy ra tương tác với các thuốc điều trị hay dùng. 

7 Lưu ý khi dùng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Levetiracetam chỉ dùng cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên. Cần phải điều chỉnh liều thích hợp khi chỉ định cho người già, bệnh nhân suy thận và suy gan nặng. 

Ngừng thuốc đột ngột có thể làm tăng tần suất của các cơn động kinh. Khi muốn ngừng điều trị, bệnh nhân nên được khuyến cáo giảm liều từ từ cho tới khi ngưng hẳn để tránh triệu chứng bất lợi. 

7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú 

Không nên sử dụng Levetiracetam trong thai kỳ trừ khi có chỉ định bắt buộc từ chuyên gia thần kinh và dưới sự giảm sát của các bác sĩ sản khoa. 

Dược chất Levetiracetam có bài tiết trong sữa mẹ, nếu bắt buộc phải dùng thuốc, ngưng cho trẻ bú mẹ. 

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Khi điều trị động kinh với levetiracetam, người bệnh có thể gặp tình trạng buồn ngủ hoặc các triệu chứng thần kinh, đặc biệt là khi mới dùng hoặc tăng liều. Khuyến cáo bệnh nhân không nên lái xe, điều khiển máy, làm việc trên cao cho đến khi quen với ảnh hưởng của thuốc. 

7.4 Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Buồn ngủ, kích động, hung hăng, dễ gây gổ, suy giảm nhận thức, có thể dẫn đến suy hô hấp và hôn mê. 

Xử trí quá liều: Loại bỏ levetiracetam ra khỏi cơ thể bằng cách rửa dạ dày hoặc gây nôn. Chưa có thuốc đặc hiệu đối với quá liều levetiracetam. Bệnh nhân cần được kết hợp điều trị triệu chứng, thẩm tích và phục hồi thể trạng. 

7.5 Bảo quản

Để thuốc Levpiram 500mg ở trong tủ hoặc vị trí khô thoáng, tránh tiếp xúc ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.