phone
Giỏ hàng
0.00đ
Giỏ hàng(0 mặt hàng trong giỏ)
Tổng tiền
0.00đ
Giỏ hàng
0.00đ
Giỏ hàng(0 mặt hàng trong giỏ)
Tổng tiền
0.00đ
Giỏ hàng(0 mặt hàng trong giỏ)
Tổng tiền
0.00đ
logo
phone
Hotline
Đăng nhập
logo
furosemide tab 40mg b/50's stella (vd-25987-16)
 
  • Quy cách đóng gói:  
    Hộp
    Vỉ
    Viên
  • STELLAFurosemid40H50v
  • Danh mục

    Huyết áp, Tim mạch

Thành phần của Thuốc Furosemide 40mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Furosemid

40mg

Công dụng của Thuốc Furosemide 40mg

Chỉ định

Thuốc Furosemide Stella 40 chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác.
  • Tăng huyết áp khi có tổn thương thận.
  • Tăng calci huyết.

Dược lực học

Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai.

Cơ chế tác dụng chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2CI- ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Cũng có sự tăng đào thải Ca2+ và Mg2+. Tác dụng lợi tiểu của thuốc mạnh, do đó kéo theo tác dụng hạ huyết áp, nhưng thường yếu. Ở người bệnh phù phổi, furosemid gây tăng thể tích tĩnh mạch, do đó làm giảm huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi thấy rõ tác dụng lợi tiểu.

Dược động học

Furosemid hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau ½ giờ, đạt nồng độ tối đa sau 1 - 2 giờ và duy trì tác dụng từ 4 - 6 giờ. Tác dụng chống tăng huyết áp kéo dài hơn. Với người bệnh phù nặng, sinh khả dụng của thuốc giảm, có thể do ảnh hưởng trực tiếp của việc giảm hấp thu đường tiêu hóa. Sự hấp thu của furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ.

Furosemid qua được hàng rào nhau thai và vào trong sữa mẹ.

Cách dùng Thuốc Furosemide 40mg

Cách dùng

Thuốc Furosemide Stella 40 dùng đường uống.

Liều dùng

Phù:

Liều uống bắt đầu thường dùng là 40mg/ngày. Điều chỉnh liều nếu thấy cần thiết tùy theo đáp ứng.

Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20mg/ngày hoặc 40mg cách ngày.

Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80mg hoặc hơn nữa, chia làm 1 hoặc 2 lần trong ngày.

Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần đến 600mg/ngày. Với trẻ em liều thường dùng đường uống là 1 - 3mg/kg/ngày, đến tối đa 40mg/ngày.

Tăng huyết áp:

Furosemid không phải là thuốc chính để điều trị bệnh tăng huyết áp và có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.

Liều dùng đường uống là 40 - 80mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

Tăng calci huyết:

Liều 120mg/ngày uống 1 lần hoặc chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.

Người cao tuổi: Có thể dễ nhạy cảm với tác dụng của thuốc hơn so với liều thường dùng ở người lớn.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng

Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm: Đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, hạ huyết áp, chán ăn, mạch nhanh.

Điều trị

Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp nhất là mất cân bằng điện giải (5% người bệnh đã điều trị), điều này xảy ra chủ yếu ở người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị liều cao kéo dài. Một số trường hợp nhạy cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo.

Thường gặp, ADR >1/100

Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp điều trị liều cao, hạ huyết áp thế đứng.

Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.

Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu.

Tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Furosemide Stella 40mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ như sulfamid điều trị đái tháo đường.
  • Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
  • Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Khuyến cáo bệnh nhân thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng, đau đầu.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Thiazid, các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazid và các thuốc lợi tiểu quai đều qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và gây rối loạn nước và chất điện giải cho thai nhi.

Với thiazid và dẫn chất nhiều trường hợp giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đã được thông báo. Nguy cơ này cũng xuất hiện sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai như furosemid và bumetamid. Vì vậy, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc chỉ được dùng khi không có thuốc thay thế, và chỉ với liều thấp nhất trong thời gian ngắn.

Thời kỳ cho con bú

Dùng furosemid trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế tiết sữa. Trường hợp này nên ngừng cho con bú.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc sau:

Cephalothin, cephaloridin: Tăng độc tính cho thận.

Muối lithi: Tăng nồng độ lithi huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ.

Aminoglycozid: Tăng độc tính cho tai và thận. Nên tránh dùng cùng lúc.

Glycozid tim: Tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.

Thuốc kháng viêm không steroid: Giảm tác dụng lợi tiểu.

Corticosteroid: Tăng thải K+.

Các thuốc điều trị đái tháo đường: Nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều.

Thuốc giãn cơ không khử cực: Tăng tác dụng giãn cơ.

Thuốc chống đông: Tăng tác dụng chống đông.

Cisplatin: Tăng độc tính thính giác. Nên tránh dùng cùng lúc.

Các thuốc hạ huyết áp: Tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều. Đặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.